BỘ HỌA TIẾT TRANG TRÍ
TỪ CỔ VẬT
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Ý NGHĨA CỦA HOA SEN
Hoa sen gần như được coi là Quốc hoa của Việt Nam (Đã được đề xuất trong đề án quốc hoa Việt Nam tới Thủ tướng Chính phủ tháng 2/2012).
Hoa sen mang theo vẻ đẹp tinh tế và thanh nhã, nhưng cũng đại diện cho đức tính kiên nhẫn và sức sống mạnh mẽ, vươn lên từ hạt mầm nhỏ dưới lớp bùn đen nhưng vẫn bung nở những đoá hoa thuần khiết.
Ngay từ những ngày sơ khởi, hoa sen đã đồng hành với người Việt, cùng trải qua những giai đoạn thăng thầm của lịch sử.
Giá trị khảo cổ
Sau nhiều thế kỷ nằm yên dưới lòng đất, những bí ẩn về kinh thành Thăng Long đã được khám phá bởi các nhà khảo cổ học Việt Nam, trong đó có một số lượng lớn 34 di tích thời Đại La được tìm thấy dưới lòng đáy khu vực Nhà Quốc hội.
Đặc biệt, có 17 công trình kiến trúc gỗ được nhận biết qua hệ thống nền nhà, móng trụ cột, cùng rất nhiều loại ngói mái với hình hoạ trang trí đa dạng, đẹp mắt. Đặc sắc nhất là các loại gạch trang trí nổi hoa sen hoặc cá sấu bơi trong sóng nước.
Các hình mẫu hoa văn và phong cách trang trí thời này đã phản ánh rõ nét sự tiếp biến văn hoá mang tính bản địa hoá - đặc biệt ở dạng ngói ống hoa sen cánh nhỏ hoặc mặt linh thú.
Các nghiên cứu khảo cổ được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, xuất bản năm 2016 trong cuốn “Những khám phá Khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội" có ý nghĩa quan trọng, và là niềm cảm hứng thiết kế cho chúng tôi.
NHỮNG NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ
Thời Đại La (966)
Thời Lý (1225)
Thời Đinh - Tiền Lê (1009)
Năm
Thời Trần (1400)
HOẠ TIẾT THỜI ĐẠI LA
Khi chọn dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Thăng Long - Hà Nội), vua Lý Thái Tổ nói: “thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng đất này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
Thành Đại La là công trình kiến trúc vĩ đại đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển của Thăng Long thành sau này. Truyền thuyết kể lại quá trình vất vả khi xây đắp thành Đại La: “ngày đắp dựng thành, đến đêm thành lại sụt lở hết” thể hiện khí thiêng của non sông nước Việt.
Nền cũ của thành Đại La, phần lớn không còn lại dấu vết. Tuy nhiên tại Bảo tàng Quốc Hội hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có in những hoạ tiết trang trí đa dạng của thời kỳ Đại La năm xưa.
HOẠ TIẾT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
Những di sản để lại từ thời Đinh - Tiền Lê tại khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt trong đường nét hoạ tiết, so với những gì còn kế thừa trong thời kỳ Đại La.
Đường nét các hoạ tiết giai đoạn này đơn giản, thô ráp và sắc nhọn - dường như phản ảnh một giai đoạn lịch sử đầy biến động, tranh đấu và loạn lạc.
HOẠ TIẾT THỜI LÝ
Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đã khởi đầu một thời kỳ văn hoá truyền thống Việt Nam thời tự chủ - một trong những thời kỳ phát triển lịch sử văn hoá đỉnh cao, hoàn thiện về bộ máy chính quyền, cũng như nền tảng phát triển cho dân tộc.
Hoạ tiết hoa sen thời Lý đã cầu kỳ và phức tạp hơn, nhiều biến thể đa dạng hơn. Các chi tiết cũng cầu kỳ nhưng mềm mại và tinh tế hơn.
HOẠ TIẾT THỜI TRẦN
Những hoạ tiết hoa sen của Triều Trần với những cánh hoa tròn đều, đơn giản nhưng đường nét rõ ràng, chắc chắn.
Ở giai đoạn này, Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất, và được coi là “Quốc Giáo”. Do đó, hoạ tiết hoa sen trên các công trình kiến trúc giai đoạn này không chỉ để trang trí, mà còn cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâu đậm trong xã hội.