![](https://static.wixstatic.com/media/387391_2474211b670b4109a5b7d070bd2da71c~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_653,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/387391_2474211b670b4109a5b7d070bd2da71c~mv2.jpg)
Khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng trầm trọng vì bệnh dịch Covid-19, người ta lại nói nhiều về nền kinh tế bản địa.
Hôm qua, VAN HOA có dịp ghé thăm vài làng nghề lân cận Hà Nội. Tình hình bệnh dịch dường như đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến họ, khi các đơn xuất khẩu bị đình trệ, hoạt động du lịch cũng không thể triển khai. Tuy nhiên, từ trước đó thì nghề cũng đã mất dần qua mỗi năm. Biển chỉ đường vào xưởng và nhà trưng bày thì còn, mà thương hiệu nghệ nhân đã biến mất từ lúc nào.
Hơn lúc nào hết, có lẽ cần định nghĩa lại về "Làng nghề" của chúng ta - để tránh việc trở thành các công xưởng gia công chi phí thấp cho các thương hiệu sản xuất công nghiệp. Và khi chi phí sản xuất không thể cạnh tranh với các nước láng giềng, thì nghề mất, người thất nghiệp, kinh tế thất thu.
Từ nhiều năm trước, mô hình OVOP (Mỗi làng một sản phẩm) đã được giới thiệu vào Việt Nam với mục tiêu xây dựng hệ thống phát triển các sản phẩm đặc thù của từng địa phương.
Ở những nơi áp dụng thành công, "làng nghề" không chỉ là một mắt xích quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chính với việc ổn định công ăn việc làm cho người dân tại chính nơi mình sinh ra, cung cấp được sản phẩm cho thị trường nội địa, mà còn là một địa danh và tài sản văn hoá quý giá, thu hút đầu tư và du lịch.
Ở một số trường hợp thành công, họ không chỉ tập trung vào sản phẩm bán gì, mà còn đào sâu nghiên cứu và phát triển:
Mẫu mã sản phẩm đặc trưng
Kỹ nghệ / kỹ thuật sản xuất
Nâng cấp dụng cụ sản xuất
Việc biến mất của một "nghề" chưa hẳn là vì không có nhu cầu cho sản phẩm nghề đó. Nó còn ở việc chúng ta thích ứng và phát triển nó thế nào cùng vời thời cuộc.
Mong là Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sẽ vẫn giữ được những nền tảng quý giá này.
Comentários